Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

0798 16 16 16 Gọi ngay: 0798 16 16 16
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
0
Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Viêm loét dạ dày ở trẻ em, dẫu ít gặp nhưng vẫn có xảy ra ở một số trẻ do các tác nhân từ môi trường sống, chế độ ăn uống. Trong xã hội hiện đại, viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em bởi sự chủ quan trong cách chăm sóc trẻ của các bậc phụ huynh. Bố mẹ nên tham khảo bài viết này để giúp con mình nói “không” với viêm loét dạ dày nhé!

1. Nguyên nhân viêm loét dạ dày ở trẻ em

Những cơn đau do viêm loét dạ dày luôn ám ảnh người bệnh mỗi ngày và sức khỏe dần suy kiệt nếu cứ ôm bụng trong những cơn đau hành hạ. Với trẻ em, điều này là vô cùng đáng sợ và viêm loét dạ dày được xem là “sát thủ thầm lặng” khiến bé bỏ ăn mất ngủ, sụt cân, mệt mỏi, tinh thần sa sút. Cũng như các tác nhân hình thành viêm loét dạ dày ở người lớn, viêm loét dạ dày ở trẻ em là do các yếu tố sau hình thành:
Do nhiễm vi khuẩn HP: viêm loét dạ dày ở trẻ em được xuất phát phần lớn cũng từ sự xâm nhập của loại vi khuẩn này. Khi xâm nhập vào dạ dày, chúng sẽ tiết ra các enzyme và các chất độc khác để phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời ức chế sản sinh ra các chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và viêm loét.
Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Do thói quen ăn uống: thường xuyên ăn đồ cứng, đồ cay, chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả và dẫn đến viêm loét dạ dày ở trẻ em.
Vệ sinh ăn uống kém: sử dụng thức ăn ôi thiu, thức ăn kém vệ sinh, không đảm bảo an toàn thực phẩm là nguyên nhân vi khuẩn HP xâm nhập dạ dày gây viêm loét.
Yếu tố di truyền: một số nghiên cứu đã chỉ ra nếu cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày thì con cái cũng có khả năng mắc phải.
Có thể ảnh hưởng do áp lực việc học hành: phụ huynh ép trẻ việc học hành, bé gặp các vấn đề về tâm lý khiến dạ dày tiết acid dịch vị nhiều hơn và dần bào mòn lớp niêm mạc dạ dày.

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ em

Một số triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày ở trẻ em như:
  • Đau bụng, chủ yếu là đau vùng thượng vị. Các cơn đau âm ỉ, thỉnh thoảng mới xuất hiện. Càng về sau, cơn đau càng dữ dội với tần suất thường xuyên hơn.
  • Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, nhất là sau khi ăn. Đặc biệt là ợ hơi xuất hiện với vị chua đắng tồn đọng trong cổ họng.
  • Buồn nôn và nôn do dạ dày bị viêm loét, thức ăn khó tiêu hóa kích thích acid trào ngược, gây ra các cơn buồn nôn.
  • Bé đi ngoài ra máu nếu viêm loét dạ dày ở trẻ chuyển biến xấu, các vết loét lan rộng và sâu.
Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

3. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày

Xuất phát từ các nguyên nhân gây bệnh mà việc điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày cũng cần phù hợp, tránh xa các yếu tố gây bệnh. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng, điều này giúp cho đường tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Cụ thể:
  • Nên bổ sung cho trẻ các loại chất béo từ cá, protein có nguồn gốc từ thịt, thức ăn chứa nhiều kẽm, các vitamin từ rau củ quả.
  • Nên sử dụng các loại rau xanh mềm, lá non như rau mồng tơi, rau đay, rau dền,..
  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa hàm lượng đạm cao, nhiều dầu mỡ động vật, khó tiêu.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn gây tăng tiết acid dạ dày như đồ chua, trái cây chua.
  • Hạn chế các loại thức uống có ga, đồ ăn sẵn và đồ ăn đóng hộp.
  • Đồ ăn cho trẻ cần được thái nhỏ, đảm bảo nấu chín kỹ và mềm.
  • Nên cho trẻ ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa chơi hay xem phim.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần, khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày không quá dài để dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid dịch vị, giảm đau dạ dày.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không nên ăn quá đặc.
  • Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn và gây đau, làm gia tăng thêm tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em.
Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

4. Phòng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Như đã biết về các triệu chứng khó chịu mà viêm loét dạ dày ở trẻ em gây ra, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển của trẻ. Để nói “không” với viêm loét dạ dày ở trẻ, bố mẹ nên phòng bệnh cho con bằng các cách sau:
  • Giữ vệ sinh tay chân, thân thể sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.
  • Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn khi nạp vào cơ thể trẻ, nên cho trẻ ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ, không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ.
Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Như vậy, viêm loét dạ dày ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà các ông bố bà mẹ không thể chủ quan. Các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị để giúp bé sớm thoát khỏi viêm loét dạ dày. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

Tin liên quan

Gạch
Design by Kingweb.vnClose