Viêm loét dạ dày khi mang thai chắc hẳn là nỗi dày vò nhất đối với các mẹ bầu. 9 tháng mang thai cơ cực cộng thêm sự hành hạ của cơn đau dạ dày làm tình trạng sức khỏe các bà bầu thêm suy kiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sức khỏe thai nhi. Phụ nữ mang thai bị viêm loét dạ dày cần có cách gì để phòng ngừa, vượt qua cơn đau? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Dấu hiệu viêm loét dạ dày khi mang thai
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay ở hầu hết các đối tượng và phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Đó là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày hình thành các ổ viêm và loét do dịch vị tăng tiết quá mức và xâm lấn vào các mô.
Viêm loét dạ dày khi mang thai khiến các chị em dễ nhầm lẫn với ốm nghén, bởi nó có một số dấu hiệu buồn nôn, ợ hơi,..tương tự. Đối với phụ nữ mang thai, đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên rất dễ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có viêm loét dạ dày.
Một số dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến ở phụ nữ mang thai cũng tương tự các dấu hiệu điển hình của bệnh như:
- Có cảm giác đau và nóng rát vùng thượng vị, nhất là sau khi ăn no hoặc khi bụng đói.
- Thường xuyên buồn nôn, nôn mửa và khó chịu.
- Ợ hơi, ợ nóng
- Đắng cổ họng, khó chịu
- Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng
- Ăn uống kém, suy nhược cơ thể, mất ngủ
Các triệu chứng này kéo dài khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày khi mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, giai đoạn này cơ thể vô cùng nhạy cảm và sức đề kháng kém, các hormone trong cơ thể thay đổi do tính chất thai kỳ. Đồng thời, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khi mang thai ít nhiều có ảnh hưởng đến việc hình thành các bệnh lý. Và viêm loét dạ dày khi mang thai là một ví dụ.
Cụ thể, các nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày khi mang thai như sau:
Vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, đường miệng, hoặc có thể vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày trước khi mang thai nhưng không phát sinh triệu chứng. Trong thời gian thai kỳ, sự thay đổi về tâm sinh lý ở phụ nữ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra các ổ viêm loét.
Nội tiết tố cơ thể nữ giới sẽ tăng lên đột ngột khi mang thai khiến rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu hóa. Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây rối loạn hạ não – thượng thận. Tình trạng này khiến các mạch máu ở niêm mạc dạ dày bị co lại, kích thích hoạt động co bóp và bài tiết acid quá mức. Đồng thời, gây ức chế sản xuất dịch nhầy dẫn đến tình trạng acid ăn mòn và xâm lấn niêm mạc.
- Căng thẳng, lo âu quá mức
Thường khi mang thai, các mẹ bầu đều lo lắng và hay gặp các vấn đề stress. Các yếu tố tâm lý có thể gây rối loạn hệ thần kinh não – ruột và làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến cơ quan tiêu hóa. Các tác động này kích thích dạ dày co bóp thất thường, bài tiết quá nhiều acid và có nguy cơ viêm loét cao.
3. Phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày khi mang thai
Phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày khi mang thai bằng việc điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh và sử dụng các thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh lành tính, an toàn.
- Tránh sử dụng một số thực phẩm nhất định làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh như: thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm cay nóng, thực phẩm có tính chua, thực phẩm làm tăng acis dịch vị,..
- Cần bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa viêm loét dạ dày khi mang thai như: nước dừa, hạnh nhân, các loại hạt, nước gừng, giấm táo, nước ép nha đam, thức ăn mềm,....
- Nên ăn chậm nhai kỹ, ăn uống điều độ, không được bỏ bữa, để bụng quá đói hoặc quá no.
- Nên ăn thực phẩm nấu chín mềm, không ăn đồ cứng, khó tiêu.
- Nâng cao đầu trong lúc ngủ.
- Nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, thoải mái vùng bụng.
- Không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga, chứa cồn.
- Không nên thức khuya, căng thẳng.
- Tránh hít phải khói thuốc lá.
- Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục phù hợp để cải thiện sức khỏe, tăng độ dẻo dai của xương chậu và cũng là cách giúp ổn định hoạt động sản xuất của dạ dày và điều hòa nhu động ruột.
Để hỗ trợ thuyên giảm bệnh và xoa dịu cơn đau, các mẹ bầu có thể sử dụng các thảo dược lành tính, bổ dưỡng cho dạ dày như: nước gừng ấm, nước mật ong nghệ, nước nha đam, nước trà cam thảo,...
Như vậy, viêm loét dạ dày khi mang thai càng làm gia tăng thêm sự mệt mỏi cho các mẹ bầu và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Phụ nữ cần chú ý chăm sóc tốt sức khỏe bản thân trong thai kỳ đơn giản là từ những thói quen sinh hoạt đúng cách hàng ngày. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline:
0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
viêm loét dạ dày khi mang thai
bị viêm loét dạ dày khi mang thai
viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai
viêm loét dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi