Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Khắc Phục Thế Nào?

0798 16 16 16 Gọi ngay: 0798 16 16 16
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
0
Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Khắc Phục Thế Nào?
Trào ngược dạ dày khi mang thai khiến các mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu về thể xác, chi phối cảm xúc và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, triệu chứng trào ngược rất dễ xảy ra ở bà bầu do những thay đổi hormone cơ thể, sự ảnh hưởng của thai kỳ,... Cùng tìm hiểu các giải pháp khắc phục trào ngược dạ dày khi mang thai trong bài viết này.

1. Đi tìm nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai

Trào ngược dạ dày khi mang thai xảy ra khi thức ăn cùng dịch acid bị trào ngược lên thực quản dẫn đến các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng  gây hôi miệng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày khi mang thai là:
  • Sự phát triển của thai nhi: kích thước và cân nặng của thai nhi lớn dần làm cho cổ tử cung giãn nở, từ đó tạo áp lực lên các vòng cơ thắt thực quản, dạ dày. Dạ dày và thực quản bị chèn ép làm tăng khả năng acid bị đẩy lên thực quản, gây trào ngược dạ dày ở bà bầu. Tình trạng này thường xuất hiện ở chu kỳ cuối của thai kỳ.
Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Khắc Phục Thế Nào?
  • Nhiễm vi khuẩn HP: vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây nên tình trạng bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Phụ nữ mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển gây bệnh.
  • Thay đổi hormone trong thai kỳ: lượng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai được sản xuất ra nhiều hơn bình thường đã làm vòng cơ thắt thực quản mềm, giãn ra và xuất hiện kẽ hở. Do đó dịch acid cùng thức ăn dễ bị trào ngược lên thông qua các kẽ hở này.
  • Lo lắng và stress kéo dài: khi bị căng thẳng, lo lắng quá mức kéo dài khiến lượng cortisol sản sinh nhiều hơn làm giảm khả năng hoạt động của vòng cơ thắt thực quản dưới và kích thích tiết dịch vị acid nhiều hơn, khi acid dư thừa quá nhiều dễ dàng bị trào ngược lên.
  • Thừa cân, béo phì: đây là một trong số thủ phạm gây ra trào ngược dạ dày
  • Do hay mặc quần áo chật: mặc quần áo quá chật cũng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, bụng bị bó hẹp và chèn ép lên dạ dày nên dễ bị trào ngược hơn. 
Ngoài ra, bà bầu có thể bị trào ngược do có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hay thoát vị Hiatal, sử dụng thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá, dị ứng hoặc tác dụng phụ với thuốc Tây,...
Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Khắc Phục Thế Nào?

2. Cách khắc phục trào ngược dạ dày khi mang thai

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng nhạy cảm, nên rất cẩn thận trong điều trị bệnh, việc điều trị không đúng cách dễ để lại hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé. Vậy nên, mẹ bầu cần nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trong công tác phòng và điều trị bệnh.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày khi mang thai
Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Khắc Phục Thế Nào?
Ở phụ nữ mang thai, phương pháp khắc phục bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai luôn được ưu tiên bằng việc thay đổi lối sống để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh và không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
  • Ăn chậm nhai kỹ, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không ăn quá no.
  • Tránh ăn các đồ chiên, cay nóng, giàu chất béo, trái cây chứa nhiều vitamin C, thuốc lá, rượu bia... hoặc bất cứ thực phẩm nào có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, tăng nguy cơ ợ nóng.
  • Giữ tư thế đứng ít nhất 3 tiếng sau ăn.
  • Đi bộ giúp mẹ bầu vận động và có thể tiêu hóa tốt hơn.
  • Chỉ nằm sau khi ăn được hơn 2 giờ, nằm cao đầu hoặc đặt gối dưới vai để ngăn chặn acid dạ dày trào ngược. Ngoài ra, nằm nghiêng sang bên trái cũng giúp thực quản cao hơn dạ dày, giúp hạn chế được chứng trào ngược.
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái vì quần áo bó sát có thể làm tăng áp lực lên dạ dày.
  • Duy trì cân nặng phù hợp trong thai kỳ.
  • Ăn nhiều rau giúp tránh táo bón.
Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Khắc Phục Thế Nào?
Ngoài ra, cũng có một số lựa chọn khác để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai như châm cứu, tập yoga hay phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị nào, sản phụ cũng cần nên trao đổi với bác sĩ khám bệnh để có tư vấn phù hợp.
Một số nhóm thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định dùng để chữa các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu là: thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc anti H2,... Trong số các nhóm thuốc này, bác sĩ thường ưu tiên kê đơn nhóm thuốc kháng acid. Vì nhóm thuốc này được đánh giá là khá an toàn và không chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Tóm lại, trào ngược dạ dày khi mang thai và những giải pháp khắc phục đã được bài viết chia sẻ tường tận. Tốt nhất các mẹ bầu nên chú trọng xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc Tây. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí! 

Tin liên quan

Gạch
Design by Kingweb.vnClose