Sôi bụng liên tục có nguy hiểm?

0798 16 16 16 Gọi ngay: 0798 16 16 16
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
0
Sôi bụng liên tục có nguy hiểm?
Sôi bụng liên tục có nguy hiểm? Sôi bụng là gì?
Âm thanh phát ra từ bụng thường xảy ra tại ruột non và ruột già, đặc biệt trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Sôi bụng thường có đặc trưng là các âm thanh rỗng tương tự như nước khi di chuyển qua các đường ống dẫn. Sôi bụng thường không nguy hiểm nhưng nếu cứ kéo dài và âm thanh lớn bất thường có thể là dấu hiệu của những bệnh tiêu hóa khác.
Sôi bụng thường kèm theo các triệu chứng như: đầy hơi, nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, táo bón, phân lẫn máu, ợ nóng không đáp ứng điều trị, sụt cân, đầy bụng,…
Sôi bụng liên tục có nguy hiểm?
 Sôi bụng liên tục có nguy hiểm? Tại sao lại sôi bụng?
Sôi bụng thường do chuyển động của thức ăn, chất lỏng và khí trong đường ruột. Khi đang tiêu hóa thức ăn, bụng cũng đôi lúc bị rối loạn và “biểu tình”. Ruột được cấu tạo từ các thớ cơ. Khi ăn các cơ co thắt và nhào trộn thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa. Sự co bóp, nhào trộn này được gọi là nhu động ruột. Các nhu động đẩy thường gây ra âm thanh mà bạn nhận thấy (sôi bụng), thường sau ăn vài giờ hoặc thậm chí vào ban đêm. Khi đói cũng có thể gây ra sôi bụng. Khi đói, các tín hiệu sẽ được truyền tới não bộ và “lệnh” sẽ được truyền tới dạ dày và ruột gây co thắt, tạo tiếng động.
Sôi bụng được phân loại làm hai dạng sôi bụng: sôi bụng nhẹ (hypoactive) và sôi bụng dữ dội (hyperactive). Sôi bụng nhẹ là những âm thanh thường do nhu động ruột đã chậm lại và chỉ bản thân mới nghe thấy. Sôi bụng dữ dội thì ngược lại, do nhu động ruột tăng lên và người khác cũng có thể nghe thấy. Sôi bụng cũng xuất hiện khi bạn bị tiêu chảy.
Sôi bụng đơn thuần chỉ là tình trạng tiêu hóa bình thường. Thường do các nguyên nhân như:
  • Chấn thương tâm lý
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Kém lưu thông máu đường ruột
  • Nồng độ Kali, canxi máu thấp
  • Có khối u
  • Hẹp, tắc ruột
  • Nhu động ruột kém
Sôi bụng dữ dội còn do các nguyên nhân khác khi:
  • Chảy máu đường tiêu hóa
  • Dị ứng đồ ăn
  • Nhiễm khuẩn gây tiêu chảy
  • Dùng thuốc nhuận tràng
Sôi bụng liên tục có nguy hiểm?
Sôi bụng liên tục có nguy hiểm? Điều trị sôi bụng như thế nào?
Điều trị sôi bụng thường không cần thiết và việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào triệu chứng của từng bệnh nhân. Bạn có thể giới hạn việc ăn nhiều đồ ăn dễ sinh khí. Bao gồm:
  • Trái cây
  • Các loại đậu
  • Chất làm ngọt nhân tạo
  • Thức uống có gas
  • Ngũ cốc
Bạn nên tránh uống sữa và các sản phẩm từ sữa nếu như đã mắc chứng không dung nạp lactose. Ăn quá nhanh, dùng ống hút hoặc nhai kẹo cao su cũng có thể làm bụng chứa khí gây sôi bụng. Tránh độ ăn cay nóng, chưa nhiều dầu mỡ cũng có thể gây khó tiêu và sôi bụng. Probiotic có thể sẽ hữu ích khi bạn sôi bụng, nhưng hầu hết chỉ hiệu quả với những người có hội chứng ruột kích thích. Sôi bụng thường chỉ có bạn nghe thấy, ít khi người khác nghe được. Bệnh cũng không gây nguy hiểm nhưng nếu đi kèm các triệu chứng khác thì bạn cũng nên cẩn trọng. Thay đổi lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hệ tiêu hóa cũng tốt hơn. Do đó, hãy lên lịch cho các môn thể thao yêu thích, ăn ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế rượu bia và caffein nhé!

Tin liên quan

Gạch
Design by Kingweb.vnClose