Xoắn khuẩn H. pylori là gì?
Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn đặc biệt có thể sống và phát triển trong môi trường axit của dạ dày. Vi khuẩn này có khả năng tiết ra hợp chất có tính kiềm và trung hòa axit của dịch vị. Đây cũng là lý do mà chúng có thể gây bệnh ở môi trường pH gần bằng 1 của dạ dày. H.pylori là thủ phạm gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và nguy cơ ung thư dạ dày.
Biểu hiện khi nhiễm HP
Người bị nhiễm HP có thể sống khỏe mạnh mà không có biểu hiện gì cả. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể gây ra các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bao gồm:
Đau thượng vị
Chán ăn, sụt cân
Buồn nôn và nôn
Ợ nóng, đầy hơi thường xuyên
Nếu nặng có thể gây chảy máu
Cơn đau bụng thường đi kèm với ợ nóng tại vùng thượng vị. Nếu vết loét sâu có thể gây chảy máu (nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen). Phân có màu đen là do máu đã được thoái biến và tiêu hóa một phần.
Nguyên nhân có thể khiến bạn nhiễm HP?
Đường lây truyền chính xác của HP chưa được hiểu rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy HP thường lây lan từ người ngày sang người khác qua nước bọt và có thể qua phân. Và các nước nghèo và các nước có điều kiện sinh sống đông đúc thường có tỷ lệ mắc HP cao.
Để ngăn ngừa nhiễm HP, bạn nên:
- Rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Sử dụng thực phẩm phải rửa sạch và nấu chín kỹ.
- Uống nước sạch và nấu chín khi cần.
Nhiễm HP có nguy hiểm không?
Hầu hết người nhiễm HP không xuất hiện triệu chứng cho thấy đang nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, HP không được phát hiện sẽ gây tình trạng nhiễm khuẩn mãn tính, viêm dạ dày dai dẳng ở người trưởng thành và cả trẻ em. Nhiễm HP có thể gây viêm loét dạ dày và tá tràng.
Loét dạ dày: ~70% người bị loét dạ dày là do HP. Còn lại là do sử dụng thuốc giảm đau như NSAID, thuốc chống kết tập tiểu cầu ngừa đột quỵ như aspirin.
Loét tá tràng: ~90% người bị loét tá tràng là do nhiễm HP. Loét tá tràng có thể được chữa khỏi bằng các loại thuốc điều trị hiện nay, tuy nhiên nếu không loại bỏ HP, thì nguy cơ tái phát rất cao.
HP sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và nguy cơ hình thành u lymphoma liên quan đến niêm mạc dạ dày (gastric mucosa-associated lymphoid tissue (MALT) lymphoma) từ 2 đến 6 lần. Ngoài ra, viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài có thể gây thiếu máu thiếu sắt, hẹp môn vị, thủng dạ dày,…
Thay đổi thói quen sinh hoạt như thế nào?
Nhiễm H. pylori không triệu chứng thì chưa cần điều trị, nhưng nếu như thủ phạm gây ra những cơn đau dạ dày của bạn là H. pylori thì bạn cần điều trị tiêu diệt vi khuẩn theo đúng phác đồ. Ngoài ra, chế độ ăn uống và lối sống cũng rất quan trọng, bạn cần:
Tránh ăn đồ cay nóng, ngưng hút thuốc và uống rượu bia khi đang điều trị
Không sử dụng thuốc giảm đau (NSAID) & aspirin khi không có sự hướng dẫn của bác sỹ,dược sĩ.
Không ăn quá no và ăn quá gần giờ đi ngủ
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hay thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp
Tập thể dục thường xuyên
Kiểm soát tốt stress
Uống đủ nước
Sử dụng thêm các sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn HP và ngừa tái nhiễm như Chè Dây deHP Bình Vị Gel, curcumin,… sau liệu trình kháng sinh để có hiệu quả tốt nhất.
Vi khuẩn HP khi điều trị khỏi vẫn rất dễ bị tái nhiễm. Bệnh tái nhiễm thì nguy cơ HP xảy ra rất cao và khó điều trị hơn. Vì vậy, sự kiên trì trong điều trị là rất cần thiết để tránh tái nhiễm hay bệnh kéo dài dai dẳng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp gọi ngay hotline 0798 161 616 để được tư vấn chi tiết về bệnh và cách chữa hiệu quả nhất nhé!