Viêm loét dạ dày – tá tràng, chớ thờ ơ!

0798 16 16 16 Gọi ngay: 0798 16 16 16
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
  • Red Bull
0
Viêm loét dạ dày – tá tràng, chớ thờ ơ!
Viêm loét dạ dày tá tràng chắc chắn là bệnh không có gì là xa lạ với chúng ta, bởi lẽ bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt kém điều độ. Theo thống kê, cứ 10 người là có tới 7 người mắc bệnh và đang có chiều hướng gia tăng. Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Loét dạ dày là bệnh gì?
Loét dạ dày tá tràng hay được gọi viêm loét dạ dày là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng.
Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là bệnh rất phổ biến, được chẩn đoán ở mọi độ tuổi nhưng thường xảy ra ở người già, người làm việc căng thẳng hơn. Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày, có thể kể đến như sau:
Do chế độ ăn thiếu khoa học
  • Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng
  • Ăn nhiều chất béo
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài
  • Nghiện rượu, nghiện thuốc lá
  • Ăn vội vàng, nhai không kỹ
  • Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.
Do thuốc hoặc các hóa chất khác
  • Thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid,...
Do nhiễm trùng
  • Nhiễm Helicobacter pylori (HP) đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng và cũng dẫn đầu trong số các nguyên nhân gây K dạ dày
Do nguyên nhân thần kinh
  • Thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay
Do nguyên nhân nội tiết
  • Đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh loét dạ dày
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày là cảm giác đau âm ỉ hoặc bỏng rát. Cơn đau thường ở khu vực giữa rốn và xương ức của bạn và có những đặc điểm như:
  • Xảy ra khi dạ dày của bạn trống rỗng, chẳng hạn như giữa các bữa ăn hoặc ban đêm
  • Sẽ tạm ngưng nếu bạn ăn hoặc nếu dùng thuốc kháng axit
  • Có thể kéo dài vài phút cho đến vài giờ
  • Đến và đi trong một vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng
Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,… Ngoài ra, còn có các triệu chứng như thường xuyên đầy hơi, ợ hơi, có thể ho, đau họng dễ lầm với bệnh tai mũi họng, táo bón hoặc đầy bụng khó tiêu,...
Biến chứng nguy hiểm
Viêm loét dạ dày là căn bệnh rất khó điều trị khỏi hoàn toàn do thói quen ăn uống vô tội vạ của chúng ta. Bệnh nếu kéo dài có thể gây nhiều biến chứng như:
Xuất huyết tiêu hóa (Chảy máu đường tiêu hóa): xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.
Thủng dạ dày: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.
Hẹp môn vị: Lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Ung thư dạ dày: loét dạ dày do nhiễm H.pylori rất dễ hình thành ung thư dạ dày.
Phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày
Phòng bệnh đau dạ dày không khó khăn, chủ yếu là chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia hoặc chế độ làm việc căng thẳng, cần có chế độ nghỉ ngơi, chơi thể thao  rèn luyện thể lực và tránh stress, với những người làm việc  trí óc cần có chế độ vận động phù hợp, tránh thức quá khuya.
Một chế độ ăn uống khoa học và đúng giờ là điều đầu tiên cần phải được tuân thủ. Hầu hết các loại rau củ quá, các loại ngũ cốc đều tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm.
  • Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
  • Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều axit hữu cơ, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
  • Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
Mật ong và tinh bột nghệ được xem là cách điều trị truyền thống vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao. Trong thành phần của nghệ có hoạt chất curcumin, được chứng minh là có tác động tốt đến các yếu tố bảo vệ, làm lành loét, chống lại khối u và kháng viêm rất tốt. Vì thế, bạn có thể sử dụng 2 vị thuốc này để hỗ trợ điều trị cũng như phòng chống bệnh dạ dày.
Để biết phương pháp điều trị viêm loét dạ dày từ dược liệu an toàn – hiệu quả - toàn diện nhất hiện nay, vui lòng liên hệ với dược sĩ chuyên môn qua hotline 0798 161616 để được hỗ trợ trực tiếp.

Tin liên quan

Gạch
Design by Kingweb.vnClose