Viêm loét dạ dày là bệnh gì? Một bệnh lý phổ biến nhất hiện nay mà hầu hết ai cũng có nguy cơ mắc phải và gây biến chứng ung thư dạ dày gây tỷ lệ tử vong được xếp vào hạng cao trong số các bệnh ung thư hiện nay. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng và chữa trị viêm loét dạ dày nhé!
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày sẽ bị lộ ra. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở những người cao tuổi, những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh,...
2. Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Chúng ta đều biết, bệnh không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi. Tất cả đều do sự tác động của con người từ các thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày và bệnh viêm loét dạ dày cũng thế. Để có thể trị dứt điểm bệnh, trước tiên bệnh nhân cần biết đâu là yếu tố nguy cơ gây bệnh, hay nói một cách dễ hiểu là chúng ta cần biết nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày để từ đó có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là:
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, điều độ, lành mạnh
Bỏ bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn uống vô tội vạ, không đúng giờ giấc, nằm ngay hoặc lao động nặng ngay sau khi ăn là các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
Thường xuyên ăn uống những món ăn ảnh hưởng đến dạ dày như: thức ăn chứa nhiều acid dịch vị, thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn ôi thiu, bẩn, thức uống chứa cồn, đồ uống có gas,....đều làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày gây viêm loét và ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Thức khuya, ngủ không đủ giấc, lười vận động thể dục thể thao cũng tác động đến bệnh.
Ảnh hưởng của khói thuốc lá với chất nicotine chứa trong thuốc lá sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết acid trong dạ dày khi acid dịch vị tiết ra nhiều thì sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Vậy nên, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ mỗi ngày.
Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bởi sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng và tiết ra các acid độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại acid.
Vi khuẩn HP thường xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường miệng, đường hậu môn và đường dạ dày từ các thiết bị nội soi dạ dày. Đó là lý do chúng ta cần nên ăn uống vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn để ngăn HP xâm nhập từ môi trường bên ngoài.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm
Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Người có tiền sử gia đình bị bệnh về dạ dày và người nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
3. Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày là bệnh gì? Để nhận biết bệnh chúng ta cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh như sau:
- Đau vùng thượng vị: là dấu hiệu điển hình và “ác liệt” nhất đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn.
- Buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu: cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: hầu như bệnh nhân đau dạ dày nào cũng đều trải qua cảm giác này. Ợ hơi hoặc ợ chua là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh trong thời kỳ đầu.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng, cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa đêm về sáng. Khi cơn đau hành hạ sẽ khiến bệnh nhân gián đoạn giấc ngủ, không thể ngủ lại được và lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Rối loạn tiêu hóa: một số trường hợp, bệnh viêm loét dạ dày sẽ gây nên triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.
- Mệt mỏi, sụt cân: khi hệ tiêu hóa không ổn định, người bệnh thường xuyên biếng ăn, sụt cân.
4. Hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đừng nghĩ chỉ đơn giản là những cơn đau ôm bụng xuýt xoa cho qua. Viêm loét dạ dày – tá tràng kéo dài nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mạn tính và khó có thể chữa trị dứt điểm. Hệ quả của bệnh là các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
- Thủng dạ dày – tá tràng: làm đau bụng dữ dội đột ngột.
- Xuất huyết tiêu hóa trên: chảy máu ở vết loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu, nguy hiểm cho tính mạng.
- Hẹp môn vị: là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa.
Các biến chứng này cảnh báo viêm loét dạ dày đang ở mức độ nguy hiểm, cần can thiệp Y khoa và tiến hành càng sớm càng tốt trước khi nguy cơ tử vong rình rập. Bệnh nhân hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.
5. Chế độ dinh dưỡng dành cho người viêm loét dạ dày tá tràng
Có bệnh thì phải chữa bệnh và phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ quyết định đến mức độ cải thiện bệnh nên bệnh nhân cần hết sức lưu ý, cần có kiến thức và ý thức nghiêm túc trong quá trình điều trị bệnh.
Người viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn những món sau:
- Các thực phẩm có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị như: trứng, sữa, bánh quy,..
- Các thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu như: thịt lợn nạc, cá, các món được chế biến dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu.
- Rau củ quả tươi, ưu tiên các loại họ cải chứa nhiều vitamin giúp nhanh chóng liền các vết thương niêm mạc dạ dày.
- Các thức ăn chứa nhiều tinh bột, dễ tiêu, ít mùi như: bột sắn, gạo nếp, bánh mì,..
Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên hạn chế và tránh ăn các món sau:
- Thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày: rượu bia, cà phê, trà đặc, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn xơ cứng, khô, đồ ăn chứa chất bảo quản, thức ăn nhanh,...
- Thực phẩm gây tăng tiết acid dạ dày: trái cây chua (khế, cam, chanh, bưởi,..), thức ăn chua (cải muối, măng chua, đồ muối chua,..)
- Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng: hành, hẹ, cần tây, giá đỗ muối,...
Như vậy, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bệnh nhân cũng cần chú ý sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh như
CURMIN NANO BÌNH VỊ GEL.
Curmin nano bình vị gel chứa thành phần nano curcumin dạng lỏng giúp đạt hiệu quả hấp thu có thể lên đến 99%, kết hợp cao xạ đen mang lại 3 hiệu quả vượt trội:
- Bồi bổ khí sắc và phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
- Giảm đau rát thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng nhanh chóng
- Tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi cho người sau xạ trị, hóa trị, ung bướu.
Curmin nano binh vị gel dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc và phòng mạch trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:
Nội dung bài viết viêm loét dạ dày là bệnh gì, cách nhận biết và khắc phục bệnh đã được bài viết nêu rõ. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!